Ý tưởng dạy chữ Hán trong trường phổ thông Việt Nam Chữ_Hán

Những năm qua giới hàn lâm trong lĩnh vực Hán Nôm đã đưa ra ý tưởng về "dạy chữ Hán trong trường phổ thông Việt Nam". Nó thể hiện nhiều nhất ở Hội thảo "Vai trò của Hán Nôm trong văn hóa đương đại" tháng 8/2016 [14], và điển hình là bài viết của PGS. TS Đoàn Lê Giang từ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh [15][16]. Ý tưởng về sự cần thiết này dựa trên 3 lý do:

  • Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong sách báo,... thì tiếng Việt đang bị "dùng sai một cách khủng khiếp". Trong tiếng Việt có khoảng già nửa đến 80% vốn từ là gốc Hán (tùy cách ước lượng), với lượng từ đồng âm khá cao, nhưng bị dùng sai tràn lan, ví dụ dùng "khiếm nhã" như là "trang nhã", "yếu điểm" là "điểm yếu",...
  • Người Việt đang "vong bản ngay trên đất nước mình", thể hiện là hầu như không ai biết chữ Hán Nôm, không đọc được những gì tổ tiên đã viết trên các đình, chùa, bia, miếu,...
  • Các nước Đông Á "không có nước nào dám đoạn tuyệt với chữ Hán", nhờ đó giữ vững được truyền thống và bản sắc văn hóa, đồng thời phát triển được khoa học kỹ thuật và kinh tế, như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,... và cho rằng "Thiếu chữ Hán làm nước ta nghèo nàn, lạc hậu".

Đề án khôi phục giáo dục chữ Hán vốn hướng đến việc đưa chữ Hán theo âm bản địa và cổ văn (tức là dạy và học kĩ hơn về từ Hán Việt, đọc và hiểu chữ Hán cũng như sau này là chữ Nôm bằng tiếng Việt) trở lại trường học (giống như các nước Hàn Quốc, Nhật Bản đang làm và chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước kia đã làm). Tuy nhiên, sau khi được đề xuất lên Bộ Giáo dục và Đào tạo thì lại bị cải biên thành đề án đưa tiếng Trung trở thành một ngoại ngữ được giảng dạy ở trường phổ thông (hồi cuối những năm 1950 ở miền Bắc đã dạy tiếng Trung ở trường cấp 2 và 3).[17] Điều này dẫn đến phản bác của giới học giả phi Hán Nôm cũng như của phụ huynh [18]. Nó hiện ra các điểm chính:

  • Tiếng Việt có cần phải quá chú ý đến nghĩa gốc của từ Hán Việt một cách hàn lâm, hay chấp nhận sự biến đổi ngữ nghĩa theo thời gian đã từng và đang xảy ra.
  • Học sinh cần được quyền chọn ngoại ngữ để theo học, và trong trào lưu hiện nay thì chọn lựa phổ biến là tiếng Anh. Những gia đình có khả năng còn lên tiếng sẽ cho con theo học trường quốc tế hoặc trường nước ngoài, nếu như theo đúng tuyến thì không đáp ứng nguyện vọng về học ngoại ngữ.
  • Bộ Giáo dục có đề án dạy ngoại ngữ với gần 9.400 tỷ VND mà chủ yếu là dạy tiếng Anh, sau 8 năm triển khai đã chưa cho ra thế hệ học sinh dùng được tiếng này [19]. Nếu có đề án cho ngôn ngữ "khó học" và ít phổ dụng hơn như tiếng Trung, thì tính khả thi, kết quả học và tính hữu ích sẽ còn thấp hơn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chữ_Hán http://home.thuhoavn.com/?tag=thu-phap-chu-han http://www.trangnhahoaihuong.com/phpWebSite/index.... http://vdict.com http://nguyentl.free.fr/html/sujet_thu_phap_1_vn.h... http://www.asinah.net/china/vietnamese.html http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/bo-giao-duc-... http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/de-an-ngoai-... http://web.archive.org/web/20160306143444/http://w... http://web.archive.org/web/20161005072333/http://w... http://web.archive.org/web/20170301000000*/https:/...